Cây Lưỡi Hổ

190.000380.000

Cây lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ chất gây ô nhiễm, cải thiện không gian sống

Vào ban đêm khác với các loại cây khác, cây nhả oxi nên rất phù hợp để phòng ngủ.

Cây mang ý nghĩa phong thủy trừ tà xua đuổi ma quỹ, chống lại sự bỏ bùa để đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ

Cây phù hợp để bàn, để trong nhà, phòng ngủ… có thể sống trong môi trường có máy lạnh

YÊU CÂY XANH CAM KẾT: 
  • Cây khỏe mạnh, được lựa chọn kỹ lưỡng và đóng gói cẩn thận. 
  • Sử dụng giá thể đất trồng phù hợp với từng loại cây (Bao gồm: đất vi sinh, phân trùn quế, mụn xơ dừa, đá perlite, đá pumice). 
  • Tặng kèm sỏi hoặc phụ kiện trang trí khi mua cây kèm chậu sứ.

Xóa
MUA HÀNG TẠI SHOPEE CHAT VỚI SHOP

Chi tiết sản phẩm

Cây Lưỡi Hổ ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc

  • Lưỡi hổ là tên gọi phổ biến, ngoài ra bạn có thể gọi nó là Lưỡi cọp, Lưỡi hùm, Hổ vĩ mép vàng, Lưỡi mẹ vợ (mother-in-law’s tongue). Mặc dù tiếng Việt là vậy, nhưng tên tiếng Anh của lưỡi hổ lại là Snake plant (cây Rắn) vì hình thù của nó giống con rắn dựng đầu hơn là lưỡi con hổ.
  • Ở một số quốc gia, Lưỡi hổ còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Lan đuôi cọp (Trung Quốc), lưỡi gươm của Thánh George, thanh kiếm Pasha (Thổ Nhĩ Kỳ).
  • Tên khoa học của cây là Sansevieria Trifasciata, thuộc họ Măng tây và có nguồn gốc ở Nigeria (Châu Phi). Ở những nơi này thì lưỡi hổ là một nguyên liệu quan trọng dùng trong sản xuất gai dầu, bện các loại vật liệu thiết yếu dùng trong đời sống (dây thừng, rổ, giỏ) nhờ tính dẻo dai bền chắc.
  • Tại Trung Quốc, Nhật Bản và Brazil, người ta coi loại cây này là một kho báu, thế nhưng ở Úc, lưỡi hổ chỉ được xem như một dạng cỏ dại mà thôi.
  • Hãy nói một chút về đặc điểm nhận dạng Lưỡi hổ:
  • Cây mọc thẳng đứng thành bụi, có thể cao đến 1,6m
  • Lá lưỡi hổ cứng, nhọn ở đầu, thân lá mọng nước, bề mặt bóng, chủ yếu là màu xanh có pha một vài đốm trắng, 2 bên lá có viền màu vàng chạy dọc từ gốc tới ngọn.
  • Lưỡi hổ có hoa, hoa gồm 6 cánh mềm, thuôn dài, màu trắng nhạt.
  • Cây có năng lượng phong thuỷ giúp bảo vệ bạn, chống lại khí xấu quanh nhà hay văn phòng, nhưng cần lưu ý vì năng lượng cây rất mạnh nên hãy để ở những vị trí ít người qua lại. Nếu đặt trong nhà, các góc Đông nam, Bắc, và Tây là những chỗ có phong thuỷ tốt nhất để đặt cây này

1.Ý nghĩa của cây Lưỡi Hổ

-Người ta tin rằng những ai trồng Cây Lưỡi Hổ sẽ được Bát tiên tặng cho 8 món quà, được gọi là Bát công đức thuỷ (8 phẩm hạnh tốt đẹp). Ở Trung Quốc, người ta đặt cây ở gần cửa ra vào để tỏ ý đón rước Bát công vào nhà.

-Trong kinh doanh và trong cuộc sống thường ngày, cây lưỡi hổ là món quà thường xuyên nhằm gửi lời chúc tốt đẹp đến đối tác, bạn bè… mong đem lại may mắn tài lộc và rủ bỏ những điều xấu, hoặc như món quà biểu tượng cho sức mạnh cá nhân, rắn rỏi và không ngừng tiến lên.

– Để cây lưỡi hổ phát huy hết tác dụng về phong thủy, bạn nên tìm vị trí phù hợp để đặt cây. Vị trí tốt nhất để đặt cây lưỡi hổ hợp phong thủy trong văn phòng là các vị trí như Đông, Đông Nam và trong không gian gia đình cũng vậy.

-Mệnh Kim và Thổ đặc biệt phù hợp trồng cây lưỡi hổ. Nếu trồng chậu thì 2 mệnh này nên chú ý như sau:

  • Mệnh Kim: dùng chậu thuôn tròn, vuông, chữ nhật; tránh dùng chậu có góc nhọn hoặc uốn lượn kiểu cách.
  • Mệnh Thổ: dùng chậu vuông, chữ nhật hoặc chậu có góc nhọn, chậu kim tự tháp; tránh dùng chậu có hình thuôn dài.

– Ngoài ra, đặt cây lưỡi hổ còn mang lại may mắn, giúp gia chủ phát tài, phát lộc và dồi dào tiền bạc. Vì thế nó có thể là một món quà để đem tặng đối tác, bạn bè, người thân vào những dịp đặc biệt như mừng tân gia, mừng năm mới.

–  Ở một số nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh của chúa sơn lâm. Vì vậy Cây Lưỡi Hổ được đặt trong nhà như một biểu tượng của sức mạnh, chống lại những điều thị phi trong cuộc sống hàng ngày.  Không chỉ các nước phương Đông mà ở Thổ Nhĩ Kỳ, Cây Lưỡi Hổ cũng được làm cây trong nhà với mong muốn giúp bảo vệ gia đình họ tránh những điều xấu xa.

2. Đặc điểm của cây Lưỡi Hổ

– Cây mọc thẳng đứng thành bụi, có thể cao đến 1,6m

-Lá lưỡi hổ cứng, nhọn ở đầu, thân lá mọng nước, bề mặt bóng, chủ yếu là màu xanh có pha một vài đốm trắng, 2 bên lá có viền màu vàng chạy dọc từ gốc tới ngọn.

-Lưỡi hổ có hoa, hoa gồm 6 cánh mềm, thuôn dài, màu trắng nhạt.

– Cây lưỡi hổ thuộc loài mọng nước, dạng bụi, không thân, sống lâu năm, chiều cao khoảng 30-100 cm.Đặc điểm nổi bật nhất của cây lưỡi hổ ở bộ lá lạ mắt, cứng cáp,như mũi giáo luôn vươn thẳng lên bầu trời. Lá lưỡi hổ màu xanh, sọc trắng có loại màu xanh, viền vàng,sọc vàng kéo dài từ gốc đến ngọn. Lá lưỡi hổ cứng,trơn bóng, không có gân, viền lá lượn sóng nên trông lá vừa cứng cáp vừa có nét mềm mại. Lưỡi hổ cũng có hoa nhưng ít gặp, hoa mọc thành chuỗi dài trên đỉnh màu trắng ngà, trắng xanh, trắng vàng. Mỗi bông hoa có 6 cánh xinh xinh trông rất đáng yêu. Quả tròn nhỏ, mọng có màu xanh chuyển cam khi chín. Toàn cây lưỡi hổ toát lên vẻ đẹp khỏe khoắn, đầy sức sống.

-Cây Lưỡi Hổ có nhiều loại như Cây Lưỡi Hổ Cọp, Cây Lưỡi Hổ Vàng… Đặc điểm của Cây Lưỡi Hổ đó là lá cao thẳng, dài và không tốn quá nhiều diện tích. Lựa chọn chậu Cây Lưỡi Hổ để trồng, bạn có thể lựa chọn tùy theo kích thước của cây và từng không gian khác nhau. Cây Lưỡi Hổ nhỏ có thể đặt trên bàn làm việc hoặc cây có kích thước lớn để đặt trong phòng làm việc hoặc trong nhà của bạn.

-Đặc điểm của Cây Lưỡi Hổ đó là cứng cáp, khỏe mạnh với màu sắc trang nhã nên được đặt ở trong nhà, phòng làm việc. Nhiều gia đình còn trồng sát nhau để làm hàng rào trước nhà, lối ra vào trước tháng máy. Đây không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà còn mang đến ý nghĩa phong thủy rất tốt.

3. Tác dụng của cây Lưỡi Hổ.

–  Tác dụng với không gian trung :

+ Đầu tiên đó là làm đẹp cho không gian mà bạn muốn trang trí. Bạn đặt cây lưỡi hổ trong nhà vì muốn ngôi nhà của mình gần gũi với thiên nhiên. Bạn đặt cây lưỡi hổ ở ban công mong muốn có một ngôi nhà nhiều cây xanh, thoáng mát. Bạn đặt cây lưỡi hổ ở sảnh toàn nhà, công ty với mong muốn cải thiện không gian làm việc cho mọi người. Vì vậy nếu bạn muốn thay đổi thiết kế nội thất không gian gia đình thì việc lựa chọn cây lưỡi hổ là rất hợp lý.

+Với một chậu cây lưỡi hổ, bạn có thể đặt ở phòng khách, bên cạnh giá sách hay đặt cạnh cửa sổ đều được. Với dáng vẻ cứng cáp, khoẻ mạnh và màu sắc trang nhã, cây Lưỡi Hổ phát huy tác dụng cao trong việc trang trí, làm cây cảnh mà không tốn diện tích mà dễ trồng.

+ Lưỡi hổ được trồng thành cụm trong chậu sứ, chậu gỗ trưng ở góc phòng, hành lang, sảnh, phòng lớn, lối ra vào, gần thang máy… tô điểm cho không gian vẻ đẹp sang trọng, làm sáng bừng nội thất .

+ Lưỡi hổ với sức sống mạnh mẽ, dễ phối hợp còn được trồng trang trí không gian ngoại thất: trồng bụi, trồng viền, tiểu cảnh ở sân trường, công viên, nhà máy, sân vườn, cơ quan, công sở… vừa để hút bụi, điều hòa không khí vừa để trang trí.

-Phong thủy của cây Lưỡi hổ

+ Theo quan niệm của nhiều nền văn hóa phương Tây và phương Đông, cây lưỡi hổ trong phong thủy có tác dụng trong việc trừ tà, chống lại sự bỏ bùa, đẩy lùi những điềm xấu, đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.

+ Người Trung Hoa trồng loại cây này trong nhà như một cây quý giá có ý nghĩa phong thủy hưng thịnh, vì tám vị thần sẽ ban tặng 8 đức tính quý giá của họ cho người sở hữu cây lưỡi hổ: Thịnh vượng, sắc đẹp, sống lâu, thông minh, sức khỏe, nghệ thuật, sức mạnh và thơ ca

– Làm giảm dị ứng ở da: Các vấn đề dị ứng, gây nổi mẩn ngứa ở da do các chất bụi bẩn trong không khí sẽ được loại bỏ do yếu tố thanh lọc rất tốt của lá cây lưỡi hổ.

– Làm giảm hiệu ứng nhà kính (SBS): Các không gian công cộng, phòng làm việc đông người tại các công ty, các tòa nhà văn phòng cao tầng thiếu oxy, không khí không thực sự trong lành nên trồng cây lưỡi hổ để thanh lọc không khí, khử khuẩn, giảm các triệu chứng ho, sổ mũi, hắt hơi do không khí nhiễm khuẩn gây ra.

– Loại bỏ độc tố nguy hiểm: Các nghiên cứu, bao gồm cả những nghiên cứu do NASA thực hiện, đã chỉ ra rằng cây lưỡi hổ loại bỏ các độc tố như formal dehyd, xylene, toluene và nitơ oxit. Có nghĩa là các khu công nghiệp, nhà máy ô tô, cửa hàng, sân bay, ván ép, thảm, nhà sản xuất sơn, nơi các hóa chất này có rất nhiều trong các sản phẩm được sản xuất và sử dụng. Vì vậy, nên đặt chậu cây lưỡi hổ xung quanh không gian sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.

– Tạo giấc ngủ ngon: Khác với những loại cây khác thường nhả khí CO2 vào ban đêm, cây lưỡi hổ ban đêm vẫn hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết tạo môi trường trong lành cho giấc ngủ ngon.

– Cây khử mùi hôi và ẩm mốc rất tốt, được ứng dụng đặt nhà vệ sinh, nhà bếp,…

4.Cách chọn cây Lưỡi Hổ

– Việc cây lưỡi hổ có phát huy được những lợi ích nêu trên hay không còn tuỳ vào sự khoẻ mạnh của nó, cây quá yếu thì hẳn nhiên các chức năng lọc không khí hay thải Oxy cũng vì thế mà giảm sút, khí cây yếu cũng không mang lợi ích phong thuỷ như đã nói.

-Vì vậy khi mua lưỡi hổ, bạn phải biết cách nhìn và chọn được những cây khoẻ mạnh nhất. Cây tốt có lá màu xanh đậm, bề mặt cứng chắc, viền vàng rõ nét. Lá cây màu nhợt quá thì coi chừng cây đang bị bệnh hoặc đang phải sinh trưởng trong điều kiện không ổn, mua về trồng sẽ tốn rất nhiều công phục hồi.

-Tuy nhiên nếu đặt hàng trực tuyến mà nhận hàng mới biết cây có vẻ không đạt chuẩn trên thì đừng quá lo lắng. Bạn có thể liên hệ nơi bán để đổi lại cây khác hoặc có thể thử tài chăm sóc, xem cây có phục hồi và khoẻ mạnh được không. Cách chăm sóc cây lưỡi hổ thì mình có đề cập bên dưới.

-Khi mua thì cũng cân nhắc số lượng nhé, nếu mua đặt trong phòng ngủ thì có thể chọn chậu nhỏ, để trên bàn làm việc hoặc góc phòng, phòng nhỏ thì mua cây nhỏ hoặc cây bình thường nhưng 3-4 lá, phòng to thì mua cỡ vừa, nhìn sao cho cân đối với diện tích phòng. Vị trí đặt cây thì theo những gợi ý phía trên, lưỡi hổ được cái hay là không chiếm nhiều diện tích.

-Một lưu ý quan trọng ở đây là nhựa cây lưỡi hổ cũng có độc tính có thể gây nôn mửa, khó chịu, vì vậy tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ hay thú nuôi trong nhà.

5.Vị trí đặt cây Lưỡi Hổ.

– Cây lưỡi hổ có ý nghĩa phong thủy tốt, nên đặt cây gần lối ra vào của tòa nhà, văn phòng, chung cư, cửa nhà với mục đích cho phép tám đức tính quý giá đi vào trước theo phong thủy.

-Vị trí tốt nhất để đặt cây trong văn phòng hoặc nhà của bạn vị trí hành Mộc của cây. Hướng Đông Nam, hướng Nam và các góc phía Đông là những điểm phong thủy tốt nhất để đặt cây lưỡi hổ.

6.Kỹ thuật chăm sóc cây Lưỡi hổ.

-Có 2 cách nhân giống  Lưỡi hổ:

+ Tách bụi cây nhân lúc thay chậu đối với cây già và có viền mầu vàng, hoặc giâm bằng những khúc lá.

+Có thể thực hiện giâm lá từ mùa xuân đến cuối mùa hè. Chọn một lá non, khỏe và có mầu đẹp. Cắt ngang sát gốc. Cắt thành từng khúc dài 5cm và để nó tự liền sẹo. Chôn các khúc lá khoảng 1/2 vào chậu có trộn hỗn hợp cát và than bùn ẩm. Đặt chậu vào nơi nóng (220C) và tưới rất ít.

– Lưỡi hổ là cây có sức sống mãnh liệt, tồn tại được trong những môi trường không thuận lợi, vậy nên việc chăm sóc cây lưỡi hổ tương đối dễ dàng và không mất nhiều thời gian. Nhưng để cây luôn ở tình trạng tốt nhất, người trồng nên xác định sẽ cần đảm bảo các yếu tố căn bản để cây sinh trưởng và ra hoa (nếu có) đầy đủ.

Chuẩn bị đất trồng: Cây lưỡi hổ rất dễ chết do ngập úng nước vậy đất trồng cần có độ tơi xốp, thoát nước nhanh. Sử dụng đất vi sinh tổng hợp có độ mùn và thoát nước tốt.

+  Thay chậu: vào mùa xuân, khi nào rễ đã đầy cả chậu.

+  Ánh sáng: Là cây ưa bóng râm, ánh sáng yếu không chịu được nắng gắt. Khoảng 2,3 tháng bạn mang cây ra ngoài trời một lần, thời gian từ 7h-9h sáng rồi lại mang vào trong nhà là được.

+ Nhiệt độ: lưỡi hổ ưa khí hậu ấm, nhưng vẫn chịu được lạnh, nhiệt độ tối ưu để cây phát triển là 22-30oC, sống tốt trong môi trường điều hòa. Cây chậm phát triển khi nhiệt độ xuống dưới 10oC, kéo dài quá lâu cây dễ bị chết.

+ Tưới cây: để đất khô đi hẳn trước khi tưới phía dưới chậu và cao dần lên trên. Vào mùa lạnh hay mưa chỉ cần tưới một lần/tháng

+ Bón phân: để lá mượt, nên bón phân khoảng 1 tháng/ lần bằng các loại phân luân phiên,loại phân giàu potasse – thường dành cho cây xương rồng là tốt nhất.

+ Trồng lưỡi hổ khoảng 5-6 tháng mới cần cho cây ra ngoài trời quang hợp khoảng 1-2 ngày.

+ Nên lau lá hàng tuần cho cây bằng khăn ẩm để phát huy khả năng trao đổi chất của lá.

7.Một số lưu ý khi chăm sóc cây Lưỡi Hổ

-Một số biểu hiện bệnh thường gặp trên cây lưỡi hổ và cách khắc phục:

  • Trên lá có nhiều mảng nâu rải rác, ngọn lá bị khô héo: do ánh nắng chiếu vào qua cửa kính gay gắt, quá nóng nên cần che bớt bằng rèm.
  • Màu sắc lá nhợt nhạt hoặc mất đi sự hòa trộn: do vị trí thiếu ánh sáng.
  • Lá xuất hiện đốm nâu hoặc gốc bị thối: do thừa nước.
  • Lá cây mềm và thâm đen: quá lạnh
  • Lá non mới mọc oặt ẹo, quá mềm: do bón nhiều phân, cần giảm bớt trong một thời gian.

8.Cây Lưỡi Hổ hợp mệnh nào?

– Lưỡi hổ có 2 dải màu xanh lá cây và vàng dọc từ gốc đến ngọn. Xanh là màu của mệnh Mộc, vàng là màu mệnh Kim. Chính vì vậy, cây lưỡi hổ sẽ hợp với người mệnh Mộc, Hỏa, Kim, Thủy. Tuổi hợp với cây này tương ứng với cung mệnh của người sở hữu dưới đây:

+ Mệnh Hỏa: Đinh Mão, Ất Tỵ, Mậu Tý, Kỷ Sửu,…

+ Mệnh Kim: Tân Hợi, Canh Tuất, Quý Mão, Nhâm Dần,…

+ Mệnh Thủy: Nhâm Thìn, Giáp Thân,  Ất Hợi, Quý Tỵ,…

+ Mệnh Mộc: Kỷ Hợi, Mậu Tuất, Tân Mão, Nhâm Tý,…

-Ngoài ra, không theo phong thủy hoặc có sở thích sưu tầm, trồng cây cảnh thì bạn vẫn có thể sở hữu, hóa giải không hợp bằng các màu sắc của chậu cây và đá rải bề mặt phù hợp với mệnh của mình là được.

Thông tin bổ sung
Mẫu chậu

, , ,

Đánh giá sản phẩm

6 đánh giá cho Cây Lưỡi Hổ

4.50 6 đánh giá của khách hàng
5 66% | 4 đánh giá
4 16% | 1 đánh giá
3 16% | 1 đánh giá
2 0% | 0 đánh giá
1 0% | 0 đánh giá
Đánh giá Cây Lưỡi Hổ
Gửi ảnh thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 10)
    +

    Chưa có đánh giá nào.

    4 bình luận
    • GH Gia Hân

      Ship cho tôi 1 cây đến địa chỉ vincom quận 9 nhé

    • PN Phong Nguyễn

      hướng dẫn Cho mình địa chỉ ở HN để ra mua cây với ạ, cảm ơn

    • NA Nhật An

      Mình muốn mua cây lưỡi hổ loại lớn ý ạ

    • NA Ngoc Ánh

      Cây này trồng trong nhà được không?

    Hệ thống cửa hàng

    CỦA HÀNG TẠI TP.HCM

    Địa chỉ: 742/6 Lũy Bán Bích, P. Tân Thành, Q. Tân Phú 

    Hotline:  0837.308.081 - 0938.616.465

    HÀNG MỚI VỀ